Cơ chế tạo quỹ đất cho dự án bất động sản du lịch cần cởi mở hơn
Liên quan đến vấn đề pháp lý bất động sản du lịch,ếuquantâmbấtđộngsảndulịchthìlàmsaothànhcườngquốcdulịlịch bóng đá world cup sáng 19.10, Báo Đầu tư đã tổ chức hội thảo với chủ đề "Sửa luật Đất đai: Tạo đất cho du lịch" để lấy ý kiến các nhà khoa học, các chuyên gia… về việc tạo cơ sở pháp lý cho hoạt động kiến tạo hạ tầng du lịch trong luật Đất đai sửa đổi, dự kiến được bàn và thông qua tại kỳ họp thứ 6, Quốc hội khóa 15 sắp tới.
Phát biểu tại hội thảo, ông Nguyễn Văn Đính, Phó chủ tịch Hiệp hội bất động sản Việt Nam (VNREA), cho biết chiến lược phát triển du lịch Việt Nam đến năm 2020, tầm nhìn đến 2030 xác định du lịch phải trở thành ngành kinh tế mũi nhọn, có tỷ trọng cao trong cơ cấu GDP, tạo động lực phát triển kinh tế xã hội. Mục tiêu đến năm 2030, Việt Nam trở thành quốc gia có ngành du lịch phát triển.
Đồng thời, trong Nghị quyết 08 T.Ư của Bộ Chính trị nêu về phát triển du lịch trở thành ngành kinh tế mũi nhọn, đến năm 2030 du lịch đóng góp khoảng 14 - 15% GDP và nâng tỷ trọng khu vực dịch vụ trong GDP lên trên 50%. Để đạt được mục tiêu đó, phải đầu tư kết cấu hạ tầng phát triển cơ sở vật chất ngành du lịch.
Tuy nhiên, thực tế cho thấy du lịch của Việt Nam chưa có tính cạnh tranh cao, chưa hấp dẫn so với nhiều quốc gia trong khu vực và trên thế giới.
Theo ông Đính, ở Việt Nam hiện có hơn 200 dự án bất động sản du lịch đã được triển khai, tạo ra gần 100.000 căn condotel, 3.000 căn biệt thự, 15.000 căn khách sạn mới...
"Mục tiêu là đến 2030, Việt Nam sẽ thành cường quốc du lịch, với 160 triệu lượt khách trong nước, 50 - 70 triệu khách quốc tế thì phải có khoảng 500.000 căn phòng lưu trú, chưa kể các loại hình dịch vụ, đặc biệt là du lịch cao cấp gần như không có. Thiếu quan tâm bất động sản du lịch thì làm sao thành cường quốc du lịch?", ông Đính nói và cho rằng cần phải tạo điều kiện cho các nhà phát triển bất động sản du lịch.
Phó chủ tịch VNREA cũng cho biết, dự thảo luật Đất đai sửa đổi, luật Đầu tư… chưa quan tâm đến chính sách tạo quỹ đất phát triển dự án bất động sản du lịch nên khó thúc đẩy hạ tầng du lịch. Thống kê chưa đầy đủ của VNREA, hiện có khoảng hơn 100 dự án khu du lịch quy mô lớn đang "đắp chiếu" chờ sự tháo gỡ của pháp luật. Nếu tiếp tục tình trạng này thì sẽ không khuyến khích đầu tư du lịch, làm nản lòng nhà đầu tư, chính quyền địa phương muốn thúc đẩy đầu tư cũng sẽ gặp khó khăn.
Bất cập trong khung pháp lý cấp đất cho dự án phát triển du lịch
TS Cấn Văn Lực, thành viên Hội đồng Tư vấn chính sách tài chính - tiền tệ quốc gia, đã chỉ ra nhiều bất cập trong thu hút vốn đầu tư hạ tầng du lịch. Đơn cử, khung pháp lý trong việc cấp đất cho các dự án phát triển du lịch còn nhiều bất cập: doanh nghiệp du lịch hiện không được giao đất, cho thuê đất thông qua đấu thầu quyền sử dụng đất (theo Nghị định số 25/2020/NĐ-CP ngày 28.2.2020 của Chính phủ).
Bên cạnh đó, dự thảo luật Đất đai sửa đổi hiện nay quy định 30 trường hợp thu hồi đất để phát triển kinh tế - xã hội vì lợi ích quốc gia, nhưng chưa có các dự án phát triển du lịch, vui chơi, giải trí.
Chưa kể, các quy định về cấp và chuyển nhượng quyền sở hữu đất và tài sản gắn liền với đất thương mại, dịch vụ du lịch (condotel, shophouse,...) còn chưa đầy đủ, thiếu đồng bộ.
Dự thảo luật Đất đai sửa đổi chưa quy định chi tiết việc cấp giấy chứng nhận đối với đất thương mại, dịch vụ bao gồm đất du lịch và các loại hình bất động sản du lịch hình thành trên đất du lịch…
"Nên xem xét bổ sung cơ chế giao đất, cho thuê đất thông qua thu hồi đất cho các dự án phát triển du lịch, vui chơi, giải trí (có điều kiện). Xem xét bổ sung cơ chế cho thuê, chuyển nhượng quyền sử dụng đất thương mại và dịch vụ để phát triển du lịch tại điều 121 trong dự thảo luật Đất đai sửa đổi. Tăng cường chế tài đối với các trường hợp cố tình vi phạm pháp luật về quy hoạch, về đầu tư phát triển du lịch, nhằm hạn chế tình trạng đầu cơ, lãng phí và tranh chấp đất đai. Rà soát các luật liên quan (luật Nhà ở, luật Kinh doanh bất động sản, luật Tổ chức tín dụng sửa đổi…) nhằm đảm bảo nhất quán điểm này", ông Lực nói.
Nên phân định loại đất A, đất B trong dự án phát triển du lịch
Ông Hoàng Nhân Chính, Trưởng ban thư ký Hội đồng Tư vấn du lịch (TAB), cho rằng đất dành cho phát triển du lịch chủ yếu là thương mại dịch vụ. Đây là loại đất mang lại lợi ích kinh tế rất lớn cho kinh tế xã hội, có sức lan tỏa ảnh hưởng tới toàn bộ nền kinh tế. Tiền thuê đất có thể giúp Nhà nước có nguồn thu ổn định, lâu dài, có xu hướng tăng dần, thuế VAT thu được nhiều hơn, giải quyết việc làm… "Ví dụ, trong khách sạn 5 sao, thông thường mỗi 1 phòng sẽ có tiêu chuẩn 1 - 3 người lao động, nếu có 500 phòng, có thể giải quyết từ 500 - 1.500 việc làm", ông Chính nói.
Cũng theo ông Chính, luật Đất đai sửa đổi chưa quan tâm nhiều đến vai trò của đất thương mại dịch vụ. Cụ thể, chưa có quy định về người nước ngoài mua bất động sản trên đất thương mại - dịch vụ để thúc đẩy phát triển, trong khi các quốc gia Đông Nam Á đã quy định. Cần chính sách hữu hiệu để thu hút việc này để tạo nguồn thu và thu hút du khách. Ví dụ, tại Malaysia có chương trình người nước ngoài mua căn hộ du lịch tại Malaysia. Đây là chương trình mà Việt Nam có thể tham khảo.
Cũng theo ông Chính, hiện chưa có quy hoạch lưu trú du lịch, dẫn tới nơi thừa như Phú Quốc (Kiên Giang), nơi thiếu như Cà Mau… Vì vậy, nhà đầu tư chưa có cơ sở để phân bổ, họ cần quy hoạch cơ sở lưu trú du lịch cả nước và mỗi tỉnh.
Về chính sách thuê đất, ông Chính đề xuất chia 2 loại, đất A chủ yếu phục vụ cho du lịch, đất B gọi là đất hỗ trợ du lịch. Khái niệm này dễ thấy tại các resort, đất xây nơi ở thì ít nhưng các khu phục vụ, cây cối, cảnh quan… thì rất nhiều. Như vậy diện tích đất A có thể trả tiền một lần, đất B thu tiền hàng năm. Tiền thuê đất này nên tính tới việc khu đất A ở mức cao, khu đất B ở mức thấp hơn… điều này khuyến khích các khu du lịch phát triển xanh, bền vững…