Game Vui

Bước qua nỗi sợChị Láng kể mình sinh ra cơ th& bảng anh hôm nay

【bảng anh hôm nay】Nghị lực phi thường của người mẹ đơn thân 'tí hon'

Bước qua nỗi sợ

Chị Láng kể mình sinh ra cơ thể lành lặn,ịlựcphithườngcủangườimẹđơnthântíbảng anh hôm nay phát triển bình thường. Năm 12 tuổi, 2 vai của chị có dấu hiệu bị lệch và lưng nhô lên. Bệnh càng ngày càng nặng hơn khiến xương cột sống của chị cong vẹo. Chị bị những cơn đau nhức hành hạ, thậm chí "đau đến không thở được". Thấy sức khỏe con ngày một yếu, khối u ngày càng to nên gia đình đưa chị chạy chữa các nơi.

"Bác sĩ nói chi phí phẫu thuật tới 150 triệu đồng nhưng không chắc đảm bảo không ảnh hưởng dây cột sống hậu phẫu thuật. Lúc đó gia đình tôi quá khó khăn, chồng tôi bị tai biến, tôi thì đi phụ quán, rửa bát thuê. Không tiền, lại sợ con bị biến chứng về sau nên đã không chữa trị cho con", bà Trần Thị Lài (64 tuổi), mẹ chị Láng nhớ lại.

Nghị lực phi thường của người mẹ đơn thân “tí hon” - Ảnh 1.

Chị Láng tìm được niềm đam mê của mình từ tranh giấy xoắn

Uyển Nhi

Thân hình khác bạn bè nên chị chỉ thui thủi nhìn bạn bè cùng trang lứa vui đùa. Láng tủi thân, ấm ức, khóc hoài khi bị bạn bè trêu chọc. Đến lớp 7, Láng nghỉ học, chỉ quanh quẩn trong nhà. "Khoảng thời gian đó tôi chán nản và tủi thân lắm. Tôi không dám bước ra ngoài", chị tâm sự.

"Nhưng rồi ở nhà, thấy một mình mẹ là trụ cột lo hết cả gia đình. Thấy ba mẹ buồn nhiều, tôi thương lắm, nghĩ mình phải làm cái gì đó để phụ giúp ba mẹ", chị chia sẻ. Chị lên mạng xã hội, tìm các công việc cho người khuyết tật và tình cờ thấy thông tin của một trung tâm tại Hà Nội về những sản phẩm thiệp, tranh giấy xoắn. Chị bị thu hút và liên hệ. Phía trung tâm nhận chị vào học và cho biết chị làm được sản phẩm sẽ nhận lương, nhưng phải ra tận Hà Nội.

"Tôi thì muốn đi, để thoát ra khỏi vỏ bọc của chính mình, mạnh dạn bước ra xã hội. Mẹ không cho, sợ tôi bị lừa. Tôi năn nỉ mãi mẹ cũng mủi lòng cho tôi mượn 2 triệu đồng. Tôi cầm mà muốn rớt nước mắt, rồi bắt xe đi", chị kể.

Chị nhớ lại, ra đó vừa nhớ nhà, tủi thân, nhiều khi chỉ muốn bỏ cuộc nhưng trong lúc học nghề, chị quen và yêu một người con trai khiếm thị. Tưởng rằng mối tình ấy sẽ là động lực giúp cả hai vượt qua phận đời của mình, nhưng nào ngờ ngày Láng thông báo mình có thai thì người đó bỏ chị mà đi. "Tôi vẫn quyết định sinh đứa bé. Tôi quay về Đà Nẵng nương nhờ lại gia đình. Năm 2018, tôi 24 tuổi, con tôi chào đời. May mắn là đứa bé lành lặn. Nó là chỗ dựa tinh thần vững chắc cho tôi", chị tâm sự.

Hướng về phía mặt trời

Chăm chỉ và đôi tay khéo léo, vừa nuôi con, chị Láng vừa học nghề nhanh và ngày một thành thạo các bước làm tranh giấy xoắn. "Tôi rất phấn khởi khi tạo ra những bức tranh đẹp. Khi về Đà Nẵng, tôi lấy hết tiền dành dụm mua nguyên vật liệu làm tranh", chị nói. Làm tranh giấy xoắn buộc phải ngồi nhiều, cần sự tỉ mỉ từ các công đoạn cắt, dán, cuộn, xếp… nên khá tốn sức. Tay làm nhưng đầu phải nghĩ, tính toán từng chi tiết, cách phối màu sao cho hài hòa, hợp lý.

Chị Láng không nhớ suốt 5 năm qua mình đã hoàn thành bao nhiêu bức tranh, nhưng chị nhớ bức đầu tiên bán được 50.000 đồng. "Lúc đó tôi vui và hạnh phúc lắm. Đó chính là nguồn động lực để tôi làm nhiều hơn", chị cho hay. Hỏi chị có bao giờ cảm thấy khó khăn muốn bỏ cuộc không thì chị nói: "Có chứ. Nhưng rồi nghĩ tới con mình, tôi còn được gia đình yêu thương nữa, nên tôi vực dậy, tiếp tục cố gắng".

Nghị lực phi thường của người mẹ đơn thân “tí hon” - Ảnh 2.

Chị Láng dùng đôi tay khéo léo tạo nên những bức tranh đầy sắc màu

Nhờ địa phương hỗ trợ, sản phẩm của chị Láng làm ra được nhiều người mua hơn, thu nhập cũng phần nào ổn định. Chị ví dụ, một tấm thiệp có giá từ 30.000 - 100.000 đồng, tranh từ 200.000 đồng đến vài triệu đồng. Năm 2023, chị Láng đạt giải nhất cuộc thi "Ý tưởng khởi nghiệp" do Hội Liên hiệp Phụ nữ H.Hòa Vang tổ chức với mô hình làm tranh giấy xoắn.

Bà Lê Thị Yến (40 tuổi), Chủ tịch Hội Liên hiệp Phụ nữ xã Hòa Phước, cho biết chị Láng là một người nghị lực vươn lên, có tình yêu nghề sâu sắc. "Mô hình khởi nghiệp hiệu quả của Láng không chỉ là câu chuyện đẹp với riêng em, mà còn có ý nghĩa thiết thực để tạo công ăn việc làm cho nhiều người lao động. Thời gian qua, địa phương cũng đã hỗ trợ, động viên em cả vật chất lẫn tinh thần", bà Yến cho hay.

Nghị lực phi thường của người mẹ đơn thân “tí hon” - Ảnh 3.

Du khách vui lòng để lại nhận xét:

© 2024. sitemap