Sáng 30.10,úpngườinghèophảichocảcầncâuchứđừngchomỗiconcáty gia euro tiếp tục kỳ họp thứ 6 Quốc hội khóa XV, Quốc hội tiến hành giám sát tối cao việc triển khai thực hiện các nghị quyết của Quốc hội về các chương trình mục tiêu quốc gia về xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2021 - 2025, giảm nghèo bền vững giai đoạn 2021 - 2025, phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi giai đoạn 2021 - 2030 (gọi tắt là 3 chương trình mục tiêu quốc gia).
Giải bài toán con cá và cần câu
Đề cập đến những kết quả thực hiện 3 chương trình mục tiêu quốc gia, trong đó có tỷ lệ hộ nghèo giảm, đại biểu Trần Đức Thuận (đoàn Nghệ An) cho rằng đây là thành tích rất lớn, nhất là giữa bối cảnh đại dịch Covid-19 và những tác động bất lợi đến từ tình hình thế giới.
Tuy vậy, nhiều nội dung, chỉ tiêu của chương trình vẫn chưa được như kỳ vọng; đáng chú ý là việc chậm giải ngân vốn, điều này không chỉ gây lãng phí tiền bạc mà các mục tiêu tốt đẹp chương trình muốn hướng tới cũng chưa kịp đến với người nghèo.
Về nguyên nhân, ông Thuận nhìn nhận khách quan có, chủ quan có, "nhưng chủ quan vẫn là chính". Điển hình là việc ban hành các văn bản hướng dẫn thực hiện còn chậm, một số vướng mắc trong quá trình triển khai chưa được giải quyết kịp thời, sự phối hợp giữa các bộ, ngành, địa phương chưa chủ động. Đặc biệt, cán bộ làm công tác giảm nghèo chưa đảm bảo, chủ yếu kiêm nhiệm, còn hạn chế về năng lực; còn tình trạng né tránh, đùn đẩy trách nhiệm…
Để giải quyết những hạn chế vừa nêu, ngoài những giải pháp được nêu trong báo cáo giám sát, ông Thuận đề nghị tăng cường công tác tuyên truyền, chủ động nắm bắt những vướng mắc trong việc triển khai để kịp thời khơi thông.
Đại biểu Thuận nhấn mạnh giải pháp phát động tinh thần tương thân tương ái, "tỉnh giàu giúp tỉnh nghèo, huyện giàu giúp huyện nghèo, xã giàu giúp xã nghèo, gia đình giàu giúp gia đình nghèo". Cùng đó là khuyến khích doanh nghiệp tạo công ăn việc làm cho người nghèo, thông qua các chính sách ưu đãi để thu hút đầu tư.
"Phải giải quyết bài toán con cá và cần câu, trước khi nghĩ đến vấn đề tạo việc làm cho người nghèo thì cũng cần quan tâm bảo đảm các nhu cầu thiết yếu của họ như chỗ ở, sức khỏe, học hành…", ông Thuận nói.
Loại bỏ tư duy cấp trên làm thay cấp dưới
Phân tích về nguyên nhân khiến tỷ lệ giải ngân vốn của 3 chương trình mục tiêu quốc gia còn thấp, đại biểu Nguyễn Duy Minh (đoàn Đà Nẵng) nhận định sự phối hợp giữa các bộ, ngành, địa phương còn chưa chặt chẽ, bộ máy vận hành chưa thống nhất, các địa phương còn lúng túng, thiếu quyết liệt, tâm lý sợ sai; các bộ, ngành thường mất thời gian trả lời các vướng mắc của địa phương, ảnh hưởng tới tiến độ chương trình đã đề ra.
Do đó, ông Minh kiến nghị tăng cường phân cấp, phân quyền cho các địa phương, tránh chồng chéo trong các văn bản quy phạm pháp luật do các bộ, ngành tham mưu, hướng dẫn. Đồng thời, phối hợp chặt chẽ hơn nữa giữa các bộ, ngành và với các địa phương; nâng cao trách nhiệm trong việc trả lời các kiến nghị, đề xuất của địa phương, đặc biệt là không trả lời chung chung.
Trong khi đó, đề cập tới sự quan trọng của yếu tố con người, đại biểu Phạm Đình Thanh (đoàn Kon Tum) cho biết có nhiều cán bộ, công chức cấp xã được giao nhiệm vụ nhưng không hoàn thiện được hồ sơ trong phạm vi nhiệm vụ được giao, phải nhờ các phòng, ban cấp huyện, thậm chí cấp tỉnh mới hoàn thành.
Vì vậy, trước mắt, cơ quan quản lý cần tăng cường tập huấn, bồi dưỡng giúp họ hoàn thành nhiệm vụ. Về lâu dài, cần có cơ chế xây dựng đội ngũ cán bộ thực sự đủ năng lực để làm tốt công việc trên từng lĩnh vực, cấp nào phải hoàn thành 100% công việc của cấp đó, tránh tình trạng cấp trên làm thay cho cấp dưới.