Game Vui

Nguyễn Trọng Thành, lớp 12 Anh 1, trường THPT chuyên Trần Phú, Hải Phòng, chiến thắng áp đảo ở trận xổ số miền bắc - xổ số miền bắc

【xổ số miền bắc - xổ số miền bắc】Nam sinh vào chung kết Olympia nhờ những lần bứt tốc

Nguyễn Trọng Thành,àochungkếtOlympianhờnhữnglầnbứttốxổ số miền bắc - xổ số miền bắc lớp 12 Anh 1, trường THPT chuyên Trần Phú, Hải Phòng, chiến thắng áp đảo ở trận thi quý IV, chương trình Đường lên đỉnh Olympia, giành tấm vé cuối cùng vào trận chung kết diễn ra ngày 8/10.

"Em đặt rất nhiều tâm huyết vào hành trình này, nên việc đi tới cuộc thi cuối cùng là niềm vui lớn của em", cậu học trò sinh năm 2006 nói.

Nguyễn Trọng Thành tại trường THPT chuyên Trần Phú, Hải Phòng, tháng 9/2023. Ảnh: Nhân vật cung cấp

Nguyễn Trọng Thành tại trường THPT chuyên Trần Phú, tháng 9/2023. Ảnh: Nhân vật cung cấp

Cùng gia đình xem Đường lên đỉnh Olympia từ nhỏ, Trọng Thành được truyền cảm hứng từ chiến thắng của đàn chị Phạm Thị Ngọc Oanh trong trận chung kết năm 2011. Cho đến nay, Ngọc Oanh là thí sinh Hải Phòng duy nhất giành ngôi vô địch cuộc thi này. Đây là động lực lớn để Thành đăng ký dự thi Olympia.

Chị Trần Thị Anh Thư, mẹ của Thành, cho biết không tạo áp lực hay đặt mục tiêu cụ thể với con. Gia đình ủng hộ Thành bằng cách tạo điều kiện để em di chuyển từ Hải Phòng tới Hà Nội, xem ghi hình các trận đấu. Có những lần chương trình ghi hình liền vài ngày, Thành cũng ở lại Hà Nội để xem trọn vẹn.

"Đam mê Olympia nhưng Thành vẫn duy trì thành tích học đều trên lớp, vì vậy gia đình rất yên tâm, luôn ủng hộ con", chị Thư nói.

Cô Trần Nguyễn Thục Trang Anh, giáo viên chủ nhiệm của Trọng Thành từ năm lớp 10, nhận xét em có sự quyết tâm, cố gắng, luôn chủ động hoàn thiện mình. Khi biết học trò dự thi Olympia, cô Trang Anh động viên em "cố gắng vào chung kết, mang cầu truyền hình trực tiếp về Hải Phòng hai năm liên tiếp".

Trọng Thành cho rằng Olympia là sân chơi về kiến thức, do đó không có sự chuẩn bị nào hợp lý hơn là đọc kỹ sách giáo khoa, xem báo đài. Cùng đó, em kết nối với bạn bè có cùng đam mê để đấu tập. Từ cuối năm lớp 10 đến nay, trung bình một ngày Thành chơi một trận. Nếu gặp những câu hỏi không trả lời được, em sẽ ghi lại, dành thời gian tìm hiểu khi rảnh.

"Từ một câu mình không biết, khi tra cứu, nó sẽ ra nhiều vấn đề khác. Em học được rất nhiều thứ mỗi lần như vậy", Thành kể.

Là học sinh chuyên Anh, cậu học trò đến từ Hải Phòng thấy mình có thế mạnh ngôn ngữ, kiến thức Lịch sử, xã hội. Thành thường giành điểm các câu hỏi thuộc lĩnh vực này, có lần đã trở thành bước ngoặt, góp phần đưa em tới trận chung kết.

Ở cuộc thi tháng, trong phần thi Về đích, thí sinh Quang Minh gặp một câu hỏi tiếng Anh 30 điểm về tên viết tắt của các tổ chức quốc tế. Lúc đó, Trọng Thành có 225 điểm, dẫn đầu cuộc đua nhưng khoảng cách với người xếp sau chỉ 5 điểm. Thấy Minh đưa ra đáp án sai, Thành bấm chuông, trả lời chính xác và giành thêm 30 điểm.

"Đây là câu hỏi quyết định, giúp em vươn lên, tạo khoảng cách điểm an toàn với bạn chơi đang bám đuổi điểm số. Nhờ đó, em gần như chắc thắng sau câu hỏi này", Thành nói.

Nhưng trước khi tới được khoảnh khắc giàu cảm xúc này, Thành đã trải qua những giây phút khó khăn. Cũng trong cuộc thi tháng, Thành và Quang Minh cùng trả lời từ khóa Vượt chướng ngại vật khi mới có một gợi ý. Nam sinh Hải Phòng đoán là "hạt nhân", còn bạn chơi trả lời "phóng xạ". Kết quả, Minh giành điểm.

"Lúc đó em đã cực kỳ mất tinh thần. Em cố gắng lấy lại bình tĩnh trong quãng nghỉ và cảm thấy chỉ thực sự vực dậy tinh thần khi trả lời đúng câu đầu tiên của vòng Tăng tốc, giành 20 điểm, sau đó được đà giành thêm hai câu 40 điểm", Thành nhớ lại.

Nam sinh vào chung kết Olympia với chiến thuật 'phủ đầu' tâm lý đối thủ  Nam sinh vào chung kết Olympia với chiến thuật 'phủ đầu' tâm lý đối thủ

Trọng Thành giới thiệu bằng tiếng Hàn, đọc thơ lục bát tự sáng tác trong trận thi tuần, chương trình Đường lên đỉnh Olympia. Video: VTV3

Điều đặc biệt trong ba trận đấu tuần, tháng, quý là Thành đều thi Về đích đầu tiên. Theo thể lệ, thứ tự thi Về đích của thí sinh phụ thuộc vào điểm số sau vòng Tăng tốc trước đó. Đây là phần thi cuối cùng, nên thứ tự chơi sẽ ảnh hướng tới chiến thuật, tính toán chọn gói câu hỏi của các thí sinh.

Theo Thành, lần thi đầu tiên khiến em gặp áp lực lớn. Trong cuộc thi tuần, em trả lời sai 2/3 câu, bị bạn chơi giành điểm. Vì xuống tinh thần, Thành không có màn thể hiện đúng như mong muốn, để vụt vòng nguyệt quế. Em vào cuộc thi tháng với tư cách thí sinh về nhì có điểm số cao nhất.

Thành làm tốt hơn trong các phần Về đích sau đó, để trả lời được 2-3 câu và không bị giành điểm.

Trongtrận thi quý IV, nam sinh bứt tốc ấn tượng trước màn bám đuổi liên tục của bạn chơi Đăng Khoa. Kết thúc phần thi Tăng tốc, Thành đạt 180 điểm, Khoa 170 điểm. Là người thi Về đíchđầu tiên, Thành giành trọn vẹn 70 điểm, nâng tổng điểm lên thành 250, Đăng Khoa cũng tràn đầy hy vọng với 220 điểm. Tuy nhiên, ở phần thi của thí sinh cuối cùng, Thành giành được quyền trả lời hai câu, đạt tổng 330 điểm và giành vòng nguyệt quế.

Là thí sinh có ít thời gian chuẩn bị cho trận chung kết nhất, Thành thừa nhận gặp một chút khó khăn. Từ giờ đến cuối tuần, Thành ưu tiên đọc báo, xem thời sự, không cố nhồi nhét kiến thức sách vở mà chú trọng rèn phản xạ trả lời câu hỏi.

Nói về ba bạn chơi chung kết, Trọng Thành cho biết đã quen Việt Thành (trường THPT Sóc Sơn, Hà Nội), Xuân Mạnh (THPT Hàm Rồng, Thanh Hóa) từ khi học lớp 10, đánh giá cao hai bạn về kiến thức, phong cách thi đấu. Riêng Minh Triết (THPT chuyên Quốc học Huế), Trọng Thành cho rằng đây là ẩn số có thể tạo bứt phá.

Trọng Thành (đội vòng nguyệt quế) và các bạn cùng lớp sau cuộc thi quý IV. Ảnh: Nhân vật cung cấp

Trọng Thành (đội vòng nguyệt quế) và các bạn cùng lớp sau cuộc thi quý IV. Ảnh: Nhân vật cung cấp

Theo cô Trang Anh, đam mê và hành trình tại Olympia đã khiến Thành thay đổi khá nhiều. Từ một học sinh trầm tính, ít nói, Thành sôi nổi và hòa đồng hơn. Em có thể chơi, nói chuyện với tất cả bạn bè trong lớp, cũng như làm quen với nhiều bạn trong cộng đồng thi Olympia. Thành cũng là người tổ chức, chuẩn bị nội dung câu hỏi và làm MC cho những chương trình mô phỏng cuộc thi Olympia tại lớp.

"Thành được cả bạn bè và thầy cô đánh giá cao về năng lực, sự hiểu biết", cô giáo nói.

Khi đến với Olympia, nam sinh trường chuyên Trần Phú nói không đặt mục tiêu cụ thể. Thành xác định đây là một sân chơi, nên trước hết phải vui.

"Tất nhiên vui nhất là chiến thắng, nhưng nếu kết quả không như ý, thì em luôn cố gắng để mình có hành trình trọn vẹn và ý nghĩa nhất, không hối tiếc", Thành nói.

Nam sinh cho biết sau khi Olympia khép lại, em sẽ theo đuổi mục tiêu chinh phục các ngành liên quan Big Data, Phân tích dữ liệu ở bậc đại học.

Thanh Hằng

Du khách vui lòng để lại nhận xét:

© 2024. sitemap